Tin nổi bật

Có nên trồng ồ ạt cây Mắc ca không?

Tin tuc chuyển động 24h, “Được ăn cả, ngã về không”, sự liều lĩnh trong đầu tư trồng cây “tỷ đô” – cây mắc ca với diện tích lớn gấp đôi của thế giới đã tạo ra những tranh luận trái chiều.



Từ những ngày cuối năm 2014 cho đến những tháng đầu năm 2015, dư luận vẫn chưa hết tranh cãi xung quanh việc Việt Nam có nên trồng ồ ạt cây Mắc ca hay không. Được gọi là loại cây “tỷ đô”, cây mắc ca được kì vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao, vượt trội so với các loại cây trồng hiện có của Việt Nam.
Việc xảy ra các luồng quan điểm trái chiều là bởi những lo ngại về lợi nhuận, hiệu quả mà loài cây này có thể mang lại cho người nông dân sau vài năm trồng và chăm sóc chúng. Lo ngại về nhu cầu của thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, rồi cơ cấu cây trồng trên cả nước, cuộc sống của người nông dân khi dốc tất cả đầu tư cho cây mắc ca.

Nhiều quan điểm cho rằng, mục tiêu đề ra về số lượng cây mắc ca trồng được tại Việt Nam là quá tham vọng: Khi cả thế giới phải mất mấy chục năm phát triển, đến nay mới có 80.000ha, thì Việt Nam, quy hoạch đến năm 2020 sẽ có 200.000ha trồng mắc ca tại Tây Nguyên và 30.000ha tại Tây Bắc.
Những lo ngại còn được đưa ra ở khía cạnh năng suất của loại cây này: Năng suất của mắc ca chỉ bằng khoảng 1/3 so với các loại cây trồng cho quả khác. Tỉ lệ nhân trong hạt cũng thấp hơn nhiều (4kg hạt tốt được 1kg nhân), tỉ lệ hao hụt, sấy khô, khấu hao, nhân công làm cho giá thành nhân khá cao. Vỏ hạt rất cứng cần đầu tư thiết bị chế biến đặc biệt.

Năng suất thấp, chi phí đầu tư cao, thị trường đầu ra chưa chắc chắn... đang khiến cho việc trồng cây mắc ca là một bài toán còn nhiều ẩn số.

Các chuyên gia đã có những mối lo ngại về rủi ro của loại cây này. GS Đinh Xuân Bá, Giám đốc Trung tâm Sinh học ứng dụng SECOIN đề xuất: “Ngay từ bây giờ cần có các chính sách và biện pháp phòng ngừa rủi ro, ví dụ lập ra các cơ chế “bảo hiểm tương hỗ” (mutual insurance) ở đó nhà nước sẽ cùng gánh chịu rủi ro với nông dân nếu có”. Bởi nếu không thì “người dân phải gánh chịu hậu quả đầu tiên khi kết quả không như những gì đã dự tính”.
Ông Bá còn cho rằng đã có những dữ liệu hoang tưởng khi đưa ra về cây mắc ca: Xét về giá trị kinh tế, một cây mắc ca có thể cho tới 70 kg hạt với giá hiện khoảng 15 đô la Mỹ /kg; Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha và có thể đạt được kim ngạch 1 tỉ USD... Tuy nhiên, so sánh với số liệu của các tổ chức quốc tế có uy tín thì thấy, không có cơ sở để lạc quan như vậy.



Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu rất thận trọng trước khi quyết định đầu tư ồ ạt cho loại cây trồng này. Ông Lê Văn Liền (Giám đốc dự án mắc ca Lâm Đồng) chỉ ra những thiệt hại nếu chỉ thất bại ở một khâu trong chuỗi đầu tư cho cây mắc ca: “Đây là sản xuất liên kết nên khâu nào thất bại thì thiệt hại toàn liên kết sẽ gánh chịu, không chỉ riêng nông dân”.

Tuy nhiên, trước những lo ngại về số lượng cây mắc ca dự định trồng quá lớn, ông Liền lí giải: “Đúng là con số 200.000ha quá lớn, gấp đôi diện tích mắc ca toàn thế giới, nhưng phải làm như vậy mới có được lợi thế làm chủ vùng nguyên liệu, chi phối được thị trường.
Chúng tôi khẳng định nhu cầu sử dụng, chế biến mắc ca thực tế cao gấp năm lần hiện nay vì tính phù hợp của hạt mắc ca với công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và chế biến mỹ phẩm”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed by Templateism.com Copyright © 2015
Hình ảnh chủ đề của Bim. Được tạo bởi Blogger.